1. Danh pháp chi
Là một danh từ hoặc
một từ nào đó được coi là danh từ chủ số ít được viết ở vị trí
thứ nhất trong danh pháp loài. Danh từ này có thể bắt nguồn từ
nhiều nguồn khác nhau:
Từ tên gọi Latin của
một cây, con nào đó đã có sẵn hoặc một tên gọi cây, con bằng tiếng
Anh, Pháp,… được Latin hóa như: Quercus(cây Sồi), Rosa
(cây Hoa hồng), Piper(cây Tiêu)…
Bắt nguồn từ tên một
nhà thực vật học như: Caesalpinia (từ tên riêng Caesalpin), Bauhinia
(từ tên riêng Bauhin), Tournefortia (từ tên riêng Tournefort)…
Từ một địa danh như: Washingtonia
(từ địa danh Washington), Taiwania (từ địa danh Taiwan)…
Ghép một tiếp đầu
ngữ hay một gốc từ với một tên chi có sẵn như:
Ghép một tiếp đầu
ngữ hay một gốc từ với một gốc từ bất kì như:
2. Danh pháp họ
Trong thực vật học,
để có danh pháp các taxon bậc họ người ta lấy thân từ của chi
mẫu (chi tiêu biểu của họ) ghép thêm hậu tố -aceae.
Cần biết rằng, tên chi
có thể là danh từ thuộc nhóm đồng âm tiết, cũng có thể thuộc nhóm
dị âm tiết. Trong mỗi trường hợp cách lấy thân từ có khác nhau:
Đối với những tên chi
là danh từ thuộc nhóm đồng âm tiết, chỉ cần cắt bỏ đuôi từ (âm cuối
bắt đầu bằng nguyên âm) là có thân từ
Ví dụ:
Đối với những tên chi
là danh từ thuộc nhóm dị âm tiết, phải lấy thân từ ở cách 2 (sở hữu
cách) số ít, có nghĩa là chuyển danh từ tên chi sang cách 2 số ít
rồi bỏ đuôi từ để có thân từ
Trong động vật học,
để có tên họ người ta lại dùng hậu tố -idae (trùng với
hậu tố trong danh pháp phân lớp ở thực vật) để nối vào thân từ của
danh pháp chi.
Nhưng một số họ thì:
3. Danh pháp các taxon
trên họ
Trong thực vật học,
để có danh pháp taxon các bậc trên họ, người ta thực hiện như
sau:
Danh pháp bộ: ghép hậu
tố -ales vào thân từ của tên họ mẫu
Danh pháp lớp: ghép
hậu tố -opsida vào thân từ của tên bộ mẫu
Danh pháp ngành: thay
hậu tố -psida của tên lớp mẫu bằng hậu tố -phyta
Trong động vật học
thì rất phức tạp, tùy nhóm thú, chim, cá, thân mềm… và thậm chí
trong từng nhóm còn tùy thuộc từng bậc mà có những hậu tố khác
nhau rất nhiều. Chẳng hạn như
* Lớp chim (Aves)
và lớp cá (Pisces) có các bộ mang hậu tố -iformes
* Lớp thú (Mammalia),
lớp côn trùng (Insecta) có các bộ mang những hậu tố rất đa
dạng, khó hệ thống hóa như: -ptera, -odea, -ates, idea, …
có khi là một danh từ ghép bởi một tiền tố hay một gốc từ với một
gốc từ hay với một hậu tố nào đó, như Taxo-donta, Archae-o-gastro-poda,
Deca-poda…
Trong lúc đó ở thực
vật học, chỉ có một số trường hợp đặc biệt có dùng những hậu tố
khác đi, nhưng cũng được qui tắc hóa:
Đối với Tảo:
* Danh pháp lớp có hậu
tố -phyceae
Đối với Nấm:
* Danh pháp ngành có
hậu tố -mycota
* Danh pháp lớp có hậu tố -mycetes
* Danh pháp lớp có hậu tố -mycetes
* Danh pháp phân lớp
có hậu tố -mycetidae.
(Sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét